Chính sách bảo vệ trẻ em
Mục đích của chính sách
Trường Quốc tế Á Châu (Asian School) hướng đến mục tiêu nâng cao tri thức, phát triển toàn diện cho học sinh và thúc đẩy sự thịnh vượng chung của xã hội thông qua triết lý giáo dục “Tâm hồn Việt Nam, giáo dục thế giới”. Với tư cách là những thành viên trong cộng đồng trường, toàn thể nhân viên, giáo viên và học sinh Trường Quốc tế Á Châu đều không ngừng nỗ lực cống hiến để đảm bảo một môi trường thúc đẩy sự tin tưởng, tôn trọng, lịch sự, sáng tạo và tự do học hỏi. Nhằm duy trì và phát triển môi trường này, tất cả nhân viên, giáo viên và học sinh của Trường phải tuân thủ Chính sách bảo vệ trẻ em. Tất cả các nhân viên, giáo viên và học sinh đều có trách nhiệm tìm hiểu và nắm rõ chính sách này cũng như những kỳ vọng mà Trường Quốc tế Á Châu và các bên liên quan đặt ra.
Quyền lợi của học sinh và Tuyên bố về bảo vệ trẻ em
Chính sách và quy trình bảo vệ trẻ em của Trường Quốc tế Á Châu được thiết kế với mục tiêu mang đến cho mỗi học sinh một nền giáo dục an toàn, có tổ chức và phù hợp. Phụ huynh có thể tin tưởng quyền lợi của học sinh sẽ được bảo vệ và các em sẽ được đối xử công bằng và tôn trọng. Ưu tiên hàng đầu của Trường Quốc tế Á Châu là đảm bảo cho tất cả học sinh đều được an toàn ngay từ khi bước chân vào sân trường cho đến lúc tan trường để trở về nhà. Chính sách bảo vệ trẻ em của Trường Quốc tế Á Châu được xây dựng để nuôi dưỡng một môi trường học tập an toàn thông qua việc không ngừng bảo vệ sức khỏe thể chất, tinh thần và sự phát triển xã hội của mỗi học sinh. Chính sách bảo vệ trẻ em của Trường Quốc tế Á Châu phù hợp với các quy định của Việt Nam về bảo vệ trẻ em (Luật số 102/2016/QH13) và Công ước Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em (1990).
Phạm vi của chính sách
Chính sách bảo vệ trẻ em áp dụng cho:
• Tất cả nhân viên thuộc các bộ phận của Trường Quốc tế Á Châu, bao gồm đội ngũ học thuật, quản lý, người chăm sóc, bảo vệ và nhân viên thời vụ.
• Giáo viên
• Học sinh
• Quan khách của trường
• Thành viên hội đồng quản trị
• Các tổ chức bên ngoài sử dụng cơ sở vật chất của Trường Quốc tế Á Châu phục vụ cho những chương trình dành cho trẻ em.
Nội dung chính sách
I. Bảo vệ quyền lợi - Trường Quốc tế Á Châu có trách nhiệm thực hiện tất cả các biện pháp có sẵn để đảm bảo quyền lợi của học sinh được coi trọng, bảo vệ và thực hiện đầy đủ.
o Tất cả nhân viên, giáo viên đều hiểu biết thấu đáo về Chính sách bảo vệ trẻ em
o Tất cả nhân viên, giáo viên đều hiểu được hành vi và trách nhiệm của họ khi tương tác với học sinh, cả trong và ngoài trường và giờ làm việc.
o Tất cả nhân viên, giáo viên đều hiểu về các chính sách và quy trình bảo vệ trẻ em và biết nên làm gì khi xảy ra sự cố liên quan đến sự an toàn của học sinh
o Tất cả nhân viên, giáo viên không ngừng phấn đấu để góp phần phát triển một môi trường học tập lành mạnh và an toàn, nuôi dưỡng sức khỏe thể chất, tinh thần và sự phát triển xã hội của tất cả học sinh.
II. Bảo vệ khỏi tình trạng Bạo hành, Lạm dụng và Bỏ mặc – Theo Điều 19 của Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em (1990), học sinh sẽ được bảo vệ khỏi bạo hành, lạm dụng và bỏ mặc.
o Tất cả nhân viên, giáo viên đều bị nghiêm cấm tiếp xúc và có những hành vi đụng chạm không phù hợp và không chính đáng với học sinh
o Tất cả nhân viên, giáo viên có trách nhiệm báo cáo khi chứng kiến bất kỳ hành vi bạo lực về thể chất lẫn tinh thần.
o Tất cả nhân viên, giáo viên có trách nhiệm báo cáo và tiến hành các hành động thích hợp khi chứng kiến bất kỳ hình thức bắt nạt có thể gây nguy hại đến sức khỏe thể chất, tinh thần hoặc sự phát triển xã hội của học sinh.
o Tất cả các nhân viên, giáo viên có trách nhiệm mang đến một nền giáo dục chất lượng, toàn diện cho học sinh, và đảm bảo rằng không một học sinh nào bị bỏ lại phía sau.
o Tất cả nhân viên, giáo viên phải cân nhắc và ưu tiên cho sức khỏe và sự an toàn của học sinh trong tất cả các hoạt động liên quan đến trường lớp. Nhân viên, giáo viên phải đảm bảo biện pháp phòng ngừa thích hợp khi cần thiết (khi tiến hành thí nghiệm, sử dụng thiết bị, tham gia các hoạt động thể thao, vv) để giảm thiểu rủi ro có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe thể chất, tinh thần hoặc sự phát triển xã hội của học sinh.
III. Quyền Cá Nhân – Theo Điều 13 và Điều 14 của Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em (1990), học sinh có quyền tự do trong văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo của mình. Nhân viên, giáo viên không được phân biệt đối xử hoặc cấm học sinh thể hiện bản sắc và niềm tin cá nhân của các em. Nhân viên, giáo viên cũng có trách nhiệm bảo vệ và có hành động can thiệp phù hợp khi chứng kiến các hành vi làm mất thể diện và niềm tin cá nhân của học sinh từ những bạn cùng trang lứa
o Học sinh có quyền tự do tín ngưỡng và sẽ không bị ngược đãi hay phân biệt đối xử vì điều đó
o Học sinh có quyền thể hiện văn hóa, ngôn ngữ và xuất thân của bản thân và sẽ không bị giáo viên, nhân viên ngược đãi hay phân biệt đối xử vì điều đó
o Học sinh có quyền đưa ra ý kiến và quan điểm riêng của mình trong lớp học và sẽ không bị ngược đãi hay phân biệt đối xử vì điều đó
IV. Các loại chất kích thích hợp pháp/không hợp pháp – Theo Điều 33 của Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em (1990), nhà trường phải ngăn chặn học sinh tham gia sử dụng hoặc tiêu thụ các loại chất kích thích. Ngoài ra, nhân viên, giáo viên và học sinh sẽ không được phép vào trường khi đang sử dụng các loại chất kích thích làm suy giảm tư duy và hành vi dù là hợp pháp hay bất hợp pháp.
o Tất cả học sinh và nhân viên, giáo viên đều không được phép uống rượu trước và trong giờ học và giờ làm việc.
o Tất cả học sinh và nhân viên, giáo viên đều không được phép sử dụng bất kỳ loại chất kích thích nào làm suy yếu khả năng tư duy, hành vi và gây nguy hiểm cho sức khỏe thể chất, tinh thần và sự phát triển xã hội của học sinh trước và trong giờ học và giờ làm việc.
o Tất cả học sinh và nhân viên, giáo viên đều có trách nhiệm báo cáo bất kỳ sự cố nào liên quan đến nhân viên, giáo viên hoặc học sinh sử dụng các chất kích thích hợp pháp hoặc bất hợp pháp trước và trong giờ học và giờ làm việc.
o Tất cả học sinh và nhân viên, giáo viên đều không được phép mang bất kỳ chất kích thích bất hợp pháp nào vào sân trường.
o Tất cả học sinh và nhân viên, giáo viên đều không được phép trao đổi về việc sử dụng, lạm dụng trái phép các chất kích thích hợp pháp hoặc bất hợp pháp với học sinh hoặc nhân viên, giáo viên trong giờ học và giờ làm việc.
V. Lạm dụng tình dục – Theo Điều 34 của Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em (1990), Trường Quốc tế Á Châu bảo vệ học sinh khỏi mọi hình thức lạm dụng tình dục.
o Tất cả nhân viên, giáo viên đều bị cấm tiếp xúc và cư xử không phù hợp với học sinh,cụ thể là những hành động đụng chạm trực tiếp không phù hợp.
o Tất cả nhân viên, giáo viên đều bị cấm sử dụng những từ ngữ và hành vi mang tính gợi dục không phù hợp trong khuôn viên trường.
o Tất cả nhân viên, giáo viên đều bị cấm hình thành các mối quan hệ cá nhân bất thường hoặc không phù hợp với học sinh.
o Tất cả nhân viên, giáo viên đều có trách nhiệm báo cáo và ngăn chặn những hành động có dấu hiệu lạm dụng tình dục (bằng hành động và ngôn từ).
VI. Giam giữ và Trừng phạt - Theo Điều 28 của Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em (1990), không ai được phép trừng phạt học sinh theo cách tàn nhẫn hoặc gây tổn hại cho học sinh về thể chất hoặc tinh thần.
o Tất cả nhân viên, giáo viên đều không được phép sử dụng bất kỳ hình thức xử phạt gây hại đến thể chất để kỷ luật học sinh.
o Tất cả nhân viên, giáo viên đều không được phép sử dụng ngôn từ thô lỗ có thể gây tổn hại về tinh thần hoặc tình cảm khi trò chuyện với học sinh.
o Tất cả nhân viên, giáo viên đều có trách nhiệm có các hình thức kỷ luật học sinh một cách phù hợp khi cần thiết, cùng với các chính sách và quy trình kỷ luật của Trường Quốc tế Á Châu.
VII. Quy trình sàng lọc - Các quy trình được thực hiện để sàng lọc tất cả nhân viên tiềm năng, tình nguyện viên và các đối tác để đảm bảo rằng học sinh chỉ tương tác với các cá nhân đáng tin cậy của cộng đồng.
o Trường Quốc tế Á Châu yêu cầu tất cả nhân viên, giáo viên tiềm năng, tình nguyện viên và các đối tác, kể cả người Việt Nam và nước ngoài, xuất trình sơ yếu lý lịch và xuất xứ của họ để thuận tiện cho việc kiểm tra hồ sơ phạm tội trước đó.
o Trường Quốc tế Á Châu không tuyển dụng những ứng viên có tiền án tiền sự.
o Trường Quốc tế Á Châu yêu cầu tất cả nhân viên tiềm năng, tình nguyện viên, và các đối tác phải trải qua các cuộc phỏng vấn và sàng lọc trực tiếp để đánh giá và tuyển chọn nếu muốn trở thành nhân viên chính thức của Trường Quốc tế Á Châu.
o Hàng tháng, Trường Quốc tế Á Châu kiểm tra các giáo viên thông qua các buổi dự giờ có thông báo trước hoặc không báo trước để kiểm tra khả năng giảng dạy và mối quan hệ tương tác giữa giáo viên và học sinh để đảm bảo học sinh phát triển tốt về thể chất, tinh thần và xã hội.
o Trường Quốc tế Á Châu yêu cầu tất cả nhân viên tiềm năng, tình nguyện viên và các đối tác cung cấp bằng cấp phù hợp với vị trí ứng tuyển (bằng cấp, giấy phép hành nghề, sơ yếu lí lịch và các tài liệu liên quan) để đánh giá trình độ của ứng cử viên.
VIII. Giáo dục có hệ thống - Tất cả học sinh đều có quyền được thụ hưởng nền giáo dục toàn diện, có hệ thống, tập trung vào sức khỏe thể chất, tinh thần, niềm vui sống và hạnh phúc của học sinh trong quan hệ hợp tác với tất cả các bên liên quan.
o Trường Quốc tế Á Châu đảm bảo rằng tất cả nhân viên, giáo viên đều ưu tiên cho sức khỏe và sự an toàn của học sinh trong mọi hoạt động của trường.
o Trường Quốc tế Á Châu đào tạo đội ngũ chuyên trách và nâng cấp trang thiết bị phù hợp để xử lý những tình huống phát sinh có thể gây hại đến thể chất, tinh thần và sự phát triển xã hội của học sinh. Đội ngũ nhân viên này bao gồm nhân viên y tế và nhân viên tham vấn.
o Trường Quốc tế Á Châu tổ chức kiểm tra y tế hàng năm miễn phí cho tất cả học sinh của mình nhằm đảm bảo sức khỏe tổng thể của các em.
o Trường Quốc tế Á Châu đảm bảo rằng tất cả các nhân viên sắp được tuyển dụng và nhân viên mới vào làm tại tất cả các bộ phận đều được thông báo về Chính sách và quy trình bảo vệ trẻ em của Trường Quốc tế Á Châu trước khi làm việc.
o Tất cả nhân viên, giáo viên đều được khuyến khích nâng cao sức khỏe và sự an toàn bằng cách thường xuyên gìn giữ một môi trường học tập sạch đẹp.
o Tất cả các nhân viên, giáo viên đều bị cấm đặt học sinh vào những tình huống có thể làm tổn hại đến sức khỏe thể chất, tinh thần và sự phát triển xã hội của các em.
o Tất cả nhân viên và các cá nhân liên quan thuộc các bộ phận đều được yêu cầu thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết cho học sinh trước khi tiến hành bất kỳ hoạt động nào.
o Tất cả nhân viên, giáo viên đều phải cung cấp cho học sinh một nền giáo dục công bằng và cân đối nhằm mang đến cho tất cả các em cơ hội học tập bình đẳng để đảm bảo rằng tất cả học sinh đều được hưởng lợi ở mọi cấp độ.
IX. Vệ sinh và An toàn Thực phẩm - Theo Điều 24 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ em (1990), tất cả học sinh đều có quyền duy trì sức khỏe tốt nhất. Trường Quốc tế Á Châu đảm bảo rằng tất cả các bữa ăn tại trường được kết hợp nhiều loại thực phẩm tươi sống, bổ dưỡng hỗ trợ sự phát triển chiều cao và trọng lượng cũng như sự phát triển toàn diện của học sinh.
o Trường Quốc tế Á Châu cung cấp các bữa ăn phong phú, bổ dưỡng theo Tháp dinh dưỡng.
o Trường Quốc tế Á Châu tuyển dụng các chuyên gia dinh dưỡng có bằng cấp để kiểm tra chất lượng và mức độ dinh dưỡng của tất cả các bữa ăn ở trường trước khi phục vụ cho học sinh.
o Trường Quốc tế Á Châu đảm bảo khu vực bếp và phòng ăn luôn được vệ sinh sạch sẽ thông qua các quy trình vệ sinh hàng ngày.
o Trường Quốc tế Á Châu tuyển dụng những bác sĩ có bằng cấp để kiểm tra các khu vực bếp và phòng ăn của trường để đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.
X. Bảo mật - Theo Điều 16 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ em (1990), mọi trẻ em đều có quyền riêng tư. Duy trì và tôn trọng sự bảo mật thông tin. Thông tin về học sinh chỉ được cung cấp cho người chăm sóc và những người có quyền hoặc cần được thông báo một cách hợp pháp.
o Trường Quốc tế Á Châu đảm bảo hồ sơ học tập của học sinh được bảo mật và chỉ được chia sẻ với phụ huynh, giáo viên, quản lý, và các cơ quan nhà nước khi cần thiết.
o Trường Quốc tế Á Châu đảm bảo thông tin và hồ sơ cá nhân của học sinh sẽ không được chia sẻ với các bên thứ ba khi chưa được sự đồng ý của phụ huynh và học sinh, trừ trường hợp các cá nhân có nhu cầu pháp lý hợp pháp cần được thông báo.
XI. Trách nhiệm của bất kỳ thành viên nào trong cộng đồng nhà trường là BÁO CÁO bất kỳ mối quan ngại nào liên quan đến việc bảo vệ trẻ em. Mỗi và mọi cáo buộc sẽ được đánh giá kỹ lưỡng.
o Trong trường hợp cáo buộc được chứng minh, Trường Quốc tế Á Châu sẽ xem xét lại toàn bộ chính sách có liên quan trong toàn bộ quá trình. Tất cả các bên cáo buộc đều có quyền riêng tư và hỗ trợ, và chỉ các bên hỗ trợ/can thiệp cần thiết mới được thông báo. Trường Quốc tế Á Châu sẽ thực hiện mọi nỗ lực để giải quyết tình huống liên quan xảy ra trong nhà trường và thông qua các biện pháp nhằm phục hồi, trừ khi mức độ nghiêm trọng của cáo buộc yêu cầu/cho phép sự hỗ trợ của các cơ quan bên ngoài.
o Trường Quốc tế Á Châu tin tưởng vào các quy trình phục hồi và sẽ hỗ trợ tất cả các bên xuyên suốt và tuân theo quy trình phản hồi cáo buộc. Nếu có thể, Trường Quốc tế Á Châu sẽ cung cấp các nguồn lực cộng đồng, có hoặc không có yêu cầu, cho bất kỳ bên nào cần hỗ trợ thêm. Bộ quy tắc ứng xử Trường Quốc tế Á Châu sẽ được tham khảo để xác định biện pháp phản hồi.
o Trong cam kết hỗ trợ, theo qui trình phản hồi, Trường Quốc tế Á Châu sẽ tiến hành ít nhất ba (3) liên hệ theo dõi hàng tháng với mỗi bên, trong trường hợp các bên bị ảnh hưởng vẫn là thành viên của cộng đồng Trường Quốc tế Á Châu.
